Bền Vững Môi Trường
Chúng tôi cam kết sẽ thực hiện những thực hành tốt nhất về quản lý môi trường và giảm thiểu các tác động của Tập Đoàn đối với môi trường tự nhiên trong hoạt động và trong cả toàn bộ chuỗi cung ứng của chúng tôi.
Tác Động Đến Môi Trường
Chúng tôi mong đợi Nhà Cung Cấp sẽ xác định, hiểu rõ và tích cực nỗ lực hướng tới việc tránh, hạn chế và giảm thiểu các tác động liên quan đến Nhà Cung Cấp đối với môi trường tự nhiên.
Nếu thực tế cho phép, việc này nên bao gồm thiết lập chính sách và hệ thống quản lý về môi trường.
Tác động môi trường có thể bao gồm (nhưng không giới hạn ở) tác động liên quan đến phát thải vào không khí, nước, đất và rừng, sử dụng nguyên liệu, tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên và biện pháp thực hành quản lý chất thải.
Khi có liên quan, Nhà Cung Cấp cũng nên xem xét việc bảo vệ tính đa dạng sinh học, bao gồm ngăn chặn nạn phá rừng và chia cắt môi trường sống cũng như bảo vệ các loài nguy cấp và bị đe dọa.
-
Quản Lý Môi Trường
-
Giải Quyết Vấn Đề Biến Đổi Khí Hậu
-
Loại Bỏ Rác Thải và Hướng Tới Nền Kinh Tế Tuần Hoàn
-
Bảo Vệ Đa Dạng Sinh Học và Rừng
-
Quản Lý Nước
-
Phát Thải Phạm Vi 3 là gì?
Quản Lý Môi Trường
Chúng tôi mong đợi Nhà Cung Cấp đưa các cân nhắc về môi trường vào thiết kế sản phẩm, việc vận hành và/hoặc cung cấp dịch vụ của họ, cũng như tuân thủ với tất cả các yêu cầu của pháp luật và quy định hiện hành của địa phương chi phối việc quản lý môi trường. Các cân nhắc bền vững về môi trường cũng nên áp dụng cho Chuỗi cung ứng của Nhà Cung Cấp.
Nhà Cung Cấp có thể cân nhắc tích hợp các chính sách và thực tiễn ESG vào chiến lược và hoạt động kinh doanh của Nhà Cung Cấp.
Nhà Cung Cấp phải nỗ lực hướng đến việc liên tục cải thiện hiệu quả hoạt động môi trường, được củng cố, nếu phù hợp và khả thi, thông qua việc thực hiện các tiêu chuẩn và thực hành quản lý môi trường, áp dụng ISO 14001 hoặc tương đương.
Ngoài ra, chúng tôi khuyến khích Nhà Cung Cấp báo cáo và cung cấp thông tin công khai về hiệu quả làm việc và tiến độ của họ, bao gồm thông qua các sáng kiến chẳng hạn như sáng kiến Mục Tiêu Dựa Trên Khoa Học (SBTi), Mạng Lưới Mục Tiêu Dựa Trên Khoa Học (SBTN) và Dự Án Tiết Lộ Về Cacbon (CDP).
Chúng tôi mong rằng Nhà Cung Cấp sẽ cung cấp cho Tập Đoàn (nếu được yêu cầu) các thông tin có liên quan đến kết quả hoạt động môi trường của họ cũng như sự hỗ trợ hợp lý như chúng tôi yêu cầu để giảm thiểu tác hại môi trường do hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi.
Nếu có liên quan, việc này có thể bao gồm (nhưng không giới hạn ở):
- đánh giá vòng đời liên quan đến các sản phẩm của Tập Đoàn;
- dữ liệu và thông tin liên quan đến tác động của chất thải từ sản phẩm của Tập Đoàn; và
- kế hoạch giảm thiểu cacbon liên quan đến phát thải thuộc Phạm Vi 3 của Tập Đoàn.
Để phù hợp với Tuyên Bố về Chính Sách Môi Trường của Tập Đoàn BAT, chúng tôi khuyến khích các Nhà Cung Cấp cân nhắc các vấn đề về môi trường ở những lĩnh vực ưu tiên sau đây:
- giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu;
- loại bỏ rác thải và hướng tới nền kinh tế tuần hoàn;
- bảo vệ đa dạng sinh học và rừng;
- và quản lý nước.
Giải Quyết Vấn Đề Biến Đổi Khí Hậu
Chúng tôi mong đợi Nhà Cung Cấp quản lý, giám sát và duy trì hồ sơ về hiệu quả hoạt động môi trường của họ liên quan đến phát thải khí nhà kính (GHG), với mục tiêu:
- hiểu được mức phát thải GHG của chính Nhà Cung Cấp (Phạm Vi 1 và 2);
- giảm mức phát thải GHG của chính Nhà Cung Cấp;
- hiểu được mức phát thải GHG của chuỗi cung ứng của Nhà Cung Cấp (Phạm Vi 3); và
- phối hợp với các nhà cung cấp của họ để giảm GHG trong chuỗi cung ứng của Nhà Cung Cấp.
Chúng tôi mong đợi Nhà Cung Cấp ít nhất sẽ:
- thực hiện các nỗ lực hợp lý để đạt mục tiêu mua 100% điện từ các nguồn năng lượng có thể tái tạo trước năm 2030; và
- báo cáo về các mức phát thải Phạm Vi 1 và 2 cho Tập Đoàn BAT (khi được yêu cầu)*.
Chúng tôi mong đợi Nhà Cung Cấp nỗ lực hướng đến:
- báo cáo mức phát thải Phạm Vi 3 của họ cho Tập Đoàn BAT (khi được yêu cầu)*.
Khi liên quan và khả thi, Nhà Cung Cấp phải nỗ lực hướng đến:
- triển khai hệ thống quản lý GHG [CO 2 e] (ví dụ:
ISO 50001, PSA 2060); - thiết lập mục tiêu Lượng Khí Thải Ròng Bằng 0 trên toàn chuỗi giá trị của Nhà Cung Cấp chậm nhất là vào năm 2050;
- cung cấp báo cáo được tổ chức bên ngoài xác minh về phát thải Phạm Vi 1, 2 và 3; và cải thiện dữ liệu chính về các sản phẩm và dịch vụ theo các hệ số phát thải cụ thể (thông qua LCA).
* Để biết thêm thông tin về tiêu chuẩn tính toán và báo cáo GHG hãy truy cập https://ghgprotocol.org
Loại Bỏ Rác Thải và Hướng Tới Nền Kinh Tế Tuần Hoàn
Chúng tôi mong đợi Nhà Cung Cấp hướng đến việc sử dụng ít tài nguyên hơn, tạo ra ít rác thải hơn và cho phép tái sử dụng, tái chế và tuần hoàn trong các sản phẩm và quy trình.
Nhà Cung Cấp phải đảm bảo tất cả nguyên liệu cung cấp cho Tập Đoàn BAT nhằm mục đích bao bì đóng gói được thiết kế để có thể tái sử dụng, tái chế hoặc phân hủy hoàn toàn, trước năm 2025 hoặc sớm hơn.
Chúng tôi mong đợi Nhà Cung Cấp nỗ lực hướng đến việc đưa hàm lượng tái chế vào nguyên liệu cung cấp cho Tập Đoàn BAT để đóng gói bao bì.
Khi liên quan và khả thi, Nhà Cung Cấp phải nỗ lực hướng đến việc thiết kế vòng tuần hoàn cho sản phẩm của họ, bao gồm nhưng không giới hạn việc tăng cường sử dụng các nguồn có thể tái tạo và giảm sử dụng nguyên liệu thô.
Bảo Vệ Đa Dạng Sinh Học và Rừng
Khi liên quan, chúng tôi mong đợi Nhà Cung Cấp thực hiện các bước hướng đến việc bảo vệ, bảo tồn và tái tạo thiên nhiên, và hướng đến mục tiêu không phá rừng với Lượng Ròng Bằng 0 trong chuỗi cung ứng sản phẩm và nguyên liệu cung cấp cho Tập Đoàn BAT.
Chúng tôi mong đợi các Nhà Cung Cấp gỗ và nguyên liệu từ bột gỗ (bao gồm nhưng không giới hạn bao bì sơ cấp và thứ cấp, giấy mịn, nguyên liệu kéo acetat và nguyên liệu tại điểm bán hàng) và các Nhà Cung Cấp lá cung cấp nguyên liệu và thuốc lá mà không Chuyển Đổi Rừng (trạng thái DCF – Deforestation and Conversion Free), được cấp chứng nhận độc lập (nếu có thể), được sản xuất hoặc xử lý (nếu có) bằng gỗ từ các nguồn bền vững và có thể truy nguồn.
Khi liên quan và khả thi, Nhà Cung Cấp nên tìm hiểu sự phụ thuộc và tác động của đa dạng sinh học trong các hoạt động và chuỗi giá trị của chính Nhà Cung Cấp.
Quản Lý Nước
Khi liên quan, chúng tôi mong đợi Nhà Cung Cấp giảm lượng nước lấy từ nguồn và gia tăng tái chế nước xuyên suốt các hoạt động của Nhà Cung Cấp.
Nhà Cung Cấp phải biết được mức độ nguy cơ về nước trong khu vực họ hoạt động, ví dụ như theo định nghĩa bởi Viện Tài Nguyên Thế Giới (wri.org).
Chúng tôi mong đợi Nhà Cung Cấp hiểu sự phụ thuộc và tác động của nước đến các hoạt động và chuỗi giá trị của Nhà Cung Cấp, tập trung vào các khu vực bị đe dọa bởi tình trạng khan hiếm nước.
Khi liên quan và khả thi, Nhà Cung Cấp phải nỗ lực hướng đến việc giảm thiểu rủi ro về nước trong hoạt động và chuỗi cung ứng của mình; khuyến khích áp dụng Tiêu Chuẩn Về Chung Tay Quản Lý Nước (Alliance for Water Stewardship Standard) (https://a4ws.org/about/), hoặc tiêu chuẩn tương đương.
Phát Thải Phạm Vi 3 là gì?
Phát thải cacbon được phân loại thành ba nhóm hay gọi là ‘Phạm Vi’ theo Nghị Định Thư về Khí Nhà Kính (GHG) của Hội Đồng Doanh Nghiệp Thế Giới về Phát Triển Bền Vững (WBCSD):
- Phạm Vi 1 bao gồm phát thải trực tiếp từ các nguồn do tổ chức sở hữu hoặc kiểm soát;
- Phạm Vi 2 bao gồm phát thải gián tiếp từ việc tạo ra điện, hơi nước, nhiệt sưởi và làm mát được mua để tổ chức tiêu thụ; và
- Phạm Vi 3 bao gồm tất cả phát thải gián tiếp khác xảy ra trong chuỗi giá trị của một tổ chức, bao gồm cả hàng hóa và dịch vụ được mua.
Liên Hệ với Tập Đoàn
Nhân sự của Công Ty thuộc Tập Đoàn là đầu mối thường xuyên liên hệ với Nhà Cung Cấp
Giám Đốc Bộ Phận Mua Hàng của Tập Đoàn
Các kênh Lên Tiếng:
Đường dây nóng Lên Tiếng: